TIN TỨC - SỰ KIỆN

Hành trình 80 năm Liên hợp quốc: Từ quá khứ đến tương lai
Ngày đăng 05/02/2025 | 2:18 PM  | View count: 14

Qua 80 năm hình thành & phát triển, Liên hợp quốc từng bước khẳng định vai trò trung tâm, không thể thiếu trong hệ thống quốc tế & chủ nghĩa đa phương

 

 

Hiện nay, Việt Nam nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung đều đứng trước những cơ hội phát triển, chuyển mình, song bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều thách thức. Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm trong một trật tự quốc tế hòa bình, ổn định cho sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước ta đang tăng tốc, bứt phá, bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Liên hợp quốc tiếp tục là cầu nối giữa Việt Nam với các đối tác, các cơ chế, thể chế quốc tế quan trọng, cho phép ta tiếp cận, huy động những ý tưởng, nguồn lực, cần thiết phục vụ phát triển đất nước.

 

Mặt khác, Việt Nam cũng đã có những cơ sở vững vàng cả về vị thế, năng lực và tiềm lực để có nhiều đóng góp thiết thực, cụ thể và tiên phong hơn, đáp ứng kỳ vọng của các quốc gia và của toàn hệ thống Liên hợp quốc.

 

Trong bối cảnh đó, công tác ngoại giao đa phương cần được triển khai quyết liệt ở tất cả các cấp, các ngành và trên các lĩnh vực mà ta có thế mạnh, phù hợp với chủ trương của Đại hội XIII và Chỉ thị 25-CT/TW (ngày 8/8/2018) về nâng tầm ngoại giao đa phương đến năm 2030. Đặc biệt, ta cần chủ động phát huy sáng kiến, vai trò nòng cốt, dẫn dắt ở Liên hợp quốc, mở rộng sự tham gia và tăng cường cử chuyên gia Việt Nam làm việc tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực chuyên ngành, cũng như đưa ra những sáng kiến mới trong những lĩnh vực có tác động toàn cầu như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo...

 

Cùng với đó, cần tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết quốc tế, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất về tư duy và đồng lòng trong toàn bộ hệ thống chính trị, tiếp tục đổi mới, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương.

 

Với những định hướng trên, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng Liên hợp quốc trong chặng đường mới của tổ chức toàn cầu quan trọng này, cũng như trong quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc.

 

 

Kể từ đó đến nay, dù bối cảnh quốc tế đã trải qua nhiều giai đoạn biến động, từ cục diện căng thẳng, chia rẽ trong nửa cuối thế kỷ 20, đến quá trình toàn cầu hoá đem đến diện mạo hoàn toàn khác biệt cho thế giới từ đầu thế kỷ 21, Liên hợp quốc đã đạt được nhiều thành công trong thúc đẩy đột phá và phát triển, mở rộng hệ thống quản trị toàn cầu.

 

Trong lĩnh vực hoà bình – an ninh, Liên hợp quốc đã chứng tỏ vai trò đặc biệt trong ngăn ngừa một cuộc chiến tranh thế giới mới hay một cuộc chiến tranh hủy diệt nhân loại. Đồng thời, Liên hợp quốc cũng ghi dấu ấn trong việc ngăn chặn, giải quyết nhiều cuộc xung đột và quản lý khủng hoảng, nhất là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Kể từ năm 1946 đến nay, Liên hợp quốc đã triển khai gần 70 Phái bộ gìn giữ hoà bình ở nhiều khu vực trên thế giới (hiện đang duy trì 11 Phái bộ); các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc được coi là công cụ hiệu quả góp phần tăng cường an ninh toàn cầu, có vai trò quan trọng trong việc lập lại hòa bình, chấm dứt xung đột và hỗ trợ cho tiến trình tái thiết ở nhiều quốc gia như Cyprus, Liberia, Bờ biển Ngà, Sierra Leone, Lebanon…

 

 

Trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng trong phát triển các giá trị, nhận thức chung về quyền con người. Từ năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người, tạo nền tảng cho việc xây dựng các khuôn khổ pháp lý về quyền con người từ nhiều thập kỷ qua, trong đó Công ước về Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước về Quyền dân sự và chính trị, Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, Công ước Chống tra tấn là các văn kiện có vị trí trung tâm. Liên hợp quốc cũng là diễn đàn toàn cầu thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa các quốc gia trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

 

 

Ngày nay, diện mạo thế giới vừa có sự tương đồng, vừa có sự khác biệt căn bản so với 8 thập kỷ trước. Sự gia tăng căng thẳng địa chính trị, xu hướng quay trở lại của chủ nghĩa dân tuý, dân tộc cực đoan và vấn đề sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, cùng các thách thức toàn cầu đang ngày càng gay gắt như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, mất đa dạng sinh học, dịch bệnh… đang đặt ra những thách thức vượt tầm kiểm soát và xử lý của một quốc gia riêng lẻ. Song song với đó là sự xuất hiện và hình thành của các xu thế và tiến trình mới như xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là trí tuệ nhân tạo, mở ra nhiều cơ hội phát triển, song cũng tiềm ẩn những thách thức và đặt ra nhu cầu tăng cường quản trị toàn cầu trong các lĩnh vực này.

 

Hệ thống quản trị toàn cầu theo đó cũng có những bước chuyển mình quan trọng. Quá trình nổi lên mạnh mẽ của các nền kinh tế mới, nhu cầu đẩy mạnh liên kết, sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau giữa các quốc gia về hoà bình, an ninh, kinh tế, phát triển, văn hoá, xã hội gia tăng dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các cơ chế khu vực, tiểu khu vực, các cơ chế, tập hợp lực lượng tiểu đa phương như G77, G20, APEC, BRICS, SCO… đại diện cho những nhóm lợi ích, những nhu cầu khác biệt trong quản trị và điều chỉnh quan hệ quốc tế. Bởi vậy, Liên hợp quốc cũng phần nào phải “san sẻ” vai trò của mình trong định hình hợp tác đa phương cho các cơ chế, khuôn khổ đa phương, tiểu đa phương và khu vực, nhất là trên những lĩnh vực như đầu tư, tài chính hay các lĩnh vực mới nổi, còn tồn tại khoảng trống về quản trị.

 

Song, với nền tảng và hệ giá trị đã được vun đúc và không ngừng củng cố trong 80 năm qua, Liên hợp quốc vẫn là tổ chức quốc tế lớn nhất, có lịch sử lâu đời nhất, thành công nhất và có ảnh hưởng nhất cho đến nay mà chưa có một cơ chế hay tổ chức có thể thay thế hoàn toàn hoặc một phần vai trò. Mặt khác, để tiếp tục duy trì vị trí trong hệ thống quốc tế đương đại, Liên hợp quốc cũng đứng trước yêu cầu phải làm rõ và phát huy vai trò, giá trị của mình để thực hiện được lời hứa về một thế giới hoà bình cho những thế hệ tương lai.

 

Thứ nhất, Liên hợp quốc cần tiếp tục nuôi dưỡng và củng cố những giá trị chung, các tôn chỉ, mục đích của Hiến chương Liên hợp quốc – thông qua đó tiếp tục định hình chủ nghĩa đa phương như một nguyên tắc nền tảng trong đời sống quốc tế.

 

Thứ hai, Liên hợp quốc cần cải tổ cả về tư duy quản trị lẫn thể chế, để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tính dân chủ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.

 

Thứ ba, với vai trò như một “giao lộ” của các ý tưởng, là trung tâm kết nối các nỗ lực hành động trong mạng lưới các cơ chế, khuôn khổ của hệ thống quản trị toàn cầu hiện nay, Liên hợp quốc cần đi đầu trong định hình khuôn khổ hợp tác, luật pháp quốc tế, nhất là trong những lĩnh vực mới như về trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh… hướng tới một tương lai công bằng, bình đẳng và bền vững cho tất cả mọi người ở tất cả mọi nơi trên thế giới.

 

 

 

 

Đến nay, Việt Nam đã tham gia, hiện diện và ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Liên hợp quốc là hoà bình – an ninh, hợp tác phát triển và quyền con người. Không chỉ là tham gia và đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng tại Liên hợp quốc như 2 lần trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008-2009, 2020-2021), 2 lần tham gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền (2014-2016 và 2023-2025), nhiều lần tham gia Hội đồng Kinh tế - Xã hội và các cơ quan điều hành và chuyên môn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO), Ủy ban Luật pháp quốc tế…, Việt Nam cũng có nhiều đóng góp thiết thực, cụ thể trong hình thành và xây dựng các cơ chế hợp tác, luật lệ, chuẩn mực chung, đưa ra các sáng kiến mới, nhất là trong lĩnh vực thúc đẩy bình đẳng giới, quyền trẻ em, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm quyền con người trước các tác động của biến đổi khí hậu, thúc đẩy an ninh biển, cũng như trong triển khai thí điểm các sáng kiến cải tổ hệ thống phát triển Liên hợp quốc. Ta cũng lần đầu tiên có đóng góp quan trọng về nguồn lực và nhân lực cho Liên hợp quốc. Sau hơn 10 năm tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, ta đã cử gần 1000 lượt sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại các Phái bộ Liên hợp quốc ở Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Cục gìn giữ hòa bình tại Trụ sở Liên hợp quốc. Bên cạnh đó, ta cũng triển khai hỗ trợ nhân đạo cho người dân ở các quốc gia trong bối cảnh khủng hoảng thông qua các cơ chế Liên hợp quốc.

 

 

Hiện nay, Việt Nam nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung đều đứng trước những cơ hội phát triển, chuyển mình, song bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều thách thức. Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm trong một trật tự quốc tế hòa bình, ổn định cho sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước ta đang tăng tốc, bứt phá, bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Liên hợp quốc tiếp tục là cầu nối giữa Việt Nam với các đối tác, các cơ chế, thể chế quốc tế quan trọng, cho phép ta tiếp cận, huy động những ý tưởng, nguồn lực, cần thiết phục vụ phát triển đất nước.

 

Mặt khác, Việt Nam cũng đã có những cơ sở vững vàng cả về vị thế, năng lực và tiềm lực để có nhiều đóng góp thiết thực, cụ thể và tiên phong hơn, đáp ứng kỳ vọng của các quốc gia và của toàn hệ thống Liên hợp quốc.

 

Trong bối cảnh đó, công tác ngoại giao đa phương cần được triển khai quyết liệt ở tất cả các cấp, các ngành và trên các lĩnh vực mà ta có thế mạnh, phù hợp với chủ trương của Đại hội XIII và Chỉ thị 25-CT/TW (ngày 8/8/2018) về nâng tầm ngoại giao đa phương đến năm 2030. Đặc biệt, ta cần chủ động phát huy sáng kiến, vai trò nòng cốt, dẫn dắt ở Liên hợp quốc, mở rộng sự tham gia và tăng cường cử chuyên gia Việt Nam làm việc tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực chuyên ngành, cũng như đưa ra những sáng kiến mới trong những lĩnh vực có tác động toàn cầu như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo...

 

Cùng với đó, cần tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết quốc tế, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất về tư duy và đồng lòng trong toàn bộ hệ thống chính trị, tiếp tục đổi mới, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương.

 

Với những định hướng trên, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng Liên hợp quốc trong chặng đường mới của tổ chức toàn cầu quan trọng này, cũng như trong quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc.

 

 

 

(Theo baoquocte.vn)